===>Lớp sư phạm Tiếng Anh k33 - Khoa ngoại ngữ - ĐHTN<===

Đây là Diễn đàn dành cho các bạn đã và đang là sinh viên Sư phạm anh k33. Để ghi lại những dấu ấn và kỷ niệm của một thời sinh viên, hãy đăng ký làm thành viên để cùng giao lưu và chia sẻ!
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Latest topics
» Từ điển Lạc Việt
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_icon_minitime18th October 2013, 11:42 by Admin

» ảnh đẹp thành viên - hotgirl sư phạm anh nè...!
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_icon_minitime18th August 2013, 07:24 by trịnh phương phương

» Lời Anh Muốn Nói - Bản Tình Ca Đầu Tiên
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_icon_minitime17th August 2013, 19:15 by Admin

» Những Bài Hát Về Tỉnh Miền Tây - Nhạc Quê Hương
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_icon_minitime8th June 2013, 08:27 by Admin

»  MATERIALS DEVELOPMENT 2
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_icon_minitime19th May 2013, 20:24 by Admin

»  NEEDS ANALYSIS 2
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_icon_minitime19th May 2013, 20:19 by Admin

» GOALS AND OBJECTIVES
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_icon_minitime19th May 2013, 14:56 by Admin

» NEEDS ANALYSIS
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_icon_minitime19th May 2013, 14:52 by Admin

» MATERIALS DEVELOPMENT
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_icon_minitime17th May 2013, 10:17 by Admin

Top posters
Admin
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_lcap Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_voting_bar Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_rcap 
votinha10
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_lcap Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_voting_bar Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_rcap 
maptn
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_lcap Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_voting_bar Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_rcap 
meoconkute9x_hy
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_lcap Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_voting_bar Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_rcap 
duonglien
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_lcap Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_voting_bar Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_rcap 
monkeycute_92
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_lcap Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_voting_bar Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_rcap 
my_koi
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_lcap Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_voting_bar Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_rcap 
cuongnino92
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_lcap Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_voting_bar Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_rcap 
NguyenDung
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_lcap Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_voting_bar Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_rcap 
hiendinhbn
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_lcap Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_voting_bar Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_rcap 
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 31 người, vào ngày 3rd March 2023, 22:15
Most active topics
ảnh đẹp nè
ảnh đẹp thành viên - hotgirl sư phạm anh nè...!
Khoảng Lặng Giữa Các Trái Tim
chán toàn tập!
15/11/2011
Kinh nghiệm nghe và nói tiếng anh hữu ích
Thông báo từ Admin
Thành lập hội xem bói....!
Gửi tới tất cả hotgirl lớp mình
10 Dieu yeu thuong
Statistics
Diễn Đàn hiện có 51 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: Huyền Cận

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 402 in 333 subjects
Social bookmarking
Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of ===>Lớp sư phạm Tiếng Anh k33 - Khoa ngoại ngữ - ĐHTN<=== on your social bookmarking website
Similar topics
Most Viewed Topics
Các động từ theo sau là V-ing, to_verb hoặc V-bare và Những công thức tiếng Anh hay vấp phải!!!
Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa – sức lao động. Hàng hóa- sức lao động co đặc điểm gì khác so với hàng hóa thông thường?
Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư dưới chủ nghĩa tư bản
Chuyên đề: ôn tập ngữ pháp cơ bản Tiếng Anh (Phần II)
Quá trình sản xuất TBCN là gì? Giá trị thặng dư được sản xuất như thế nào?
Tính tất yếu và nội dung của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH
Luyen viet tieng anh: traffic problem
Tiền công dưới chủ nghĩa tư bản là gì? Các hình thức tiền công cơ bản. Thế nào là tiền công danh nghĩa, tiền công thực tế?
NEEDS ANALYSIS
Ngữ pháp tiếng Anh nâng cao (ADVANCED ENGLISH GRAMMAR)
Most active topic starters
Admin
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_lcap Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_voting_bar Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_rcap 
votinha10
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_lcap Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_voting_bar Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_rcap 
maptn
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_lcap Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_voting_bar Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_rcap 
monkeycute_92
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_lcap Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_voting_bar Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_rcap 
duonglien
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_lcap Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_voting_bar Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_rcap 
meoconkute9x_hy
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_lcap Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_voting_bar Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_rcap 
chocanaorach
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_lcap Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_voting_bar Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_rcap 
NguyenDung
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_lcap Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_voting_bar Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Vote_rcap 
Hướng dẫn sử dụng diễn đàn
 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_icon_minitime26th November 2011, 11:24 by Admin
Hướng dẫn sử dụng diễn đàn

Để cho một số bạn muốn chèn video và bài hát vào bài viết trên forum mà chưa biết cách thì mình xin hướng dẫn:

1. Chèn Video từ Youtube:
B1: vào youtube và chọn video mình cần
VD: Rotary Engine
B2: Copy link của video trên Youtube ở phần nhập link website: https://www.youtube.com/watch?v=6BCgl2uumlI
B3: …


Comments: 0
Poll

 

  Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
votinha10
Team
Team
votinha10


Tổng số bài gửi : 33
Join date : 13/11/2011
Age : 32

 Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam    Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam I_icon_minitime26th November 2011, 23:14

Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam

I. Sơ lược về nguyên thủ quốc gia và Chủ tịch nước:

Chế định nguyên thủ quốc gia là một chế định quan trọng trong thể chế chính trị. Nhưng mỗi nước nguyên thủ quốc gia có tên gọi (vua, Hoàng đế, Tổng thống, Đoàn Chủ tịch hội đồng liên bang, Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch nước), vị trí, chức năng khác nhau tuỳ thuộc vào thể chế chính trị và cách thức tổ chức nhà nước. Nhưng có một điểm chung là đều là người đứng đầu Nhà nước, đại diện cho Nhà nước về đối nội và đối ngoại. Ở nước ta, nguyên thủ quốc gia tồn tại dưới hình thức Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946, 1959, 1992, riêng Hiến pháp năm 1980 Chủ tịch nước tồn tại dưới hình thức là Hội đồng Nhà nước, là một chế định nguyên thủ quốc gia tập thể.

Về mặt bản chất, nguyên thủ quốc gia là một chế định thuần tuý của bộ máy Nhà nước tư sản. Khi cách mạng tư sản diễn ra và dành thắng lợi, giai cấp tư sản chiến thắng giai cấp phong kiến và lập ra bộ máy cai trị mới. Trong bộ máy đó có sự xuất hiện của một thể chế mới, đó là thể chế nguyên thủ quốc gia. Như vậy, về cơ bản thiết chế nguyên thủ quốc gia của các nước trên thế giới hiện nay đều được xây dựng dựa trên thiết chế của nhà nước tư sản . Nhìn chung sự hiện diện của nguyên thủ quốc gia ở các nước tư bản với nhiều vẻ khác nhau song cũng đóng một vai trò nhất định trong việc tổ chức quyền lực nhà nước. Đặc biệt là vai trò biểu tượng cho dân tộc, liên kết phối hợp các nhánh quyền lực thể hiện quan điểm thỏa hiệp giai cấp tại các nước tư bản.

Đến nhà nước xã hội chủ nghĩa, bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ tập quyền, thì về nguyên tắc thiết chế nguyên thủ quốc gia riêng là không cần thiết, nếu không muốn nói là không dung hợp. Tại một số nước XHCN khác do truyền thống lịch sử của mình, còn lưu giữ thiết chế chủ tịch nước, thì chủ tịch nước tuy được coi là nguyên thủ quốc gia đứng đầu nhà nước, song phái sinh từ cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và cùng cơ quan này thực hiện các chức năng nguyên thủ. Sự hiện diện các biểu hiện “nguyên thủ quốc gia” trong cơ chế nhà nước XHCN phần nhiều là do thông lệ quốc tế - để thuận lợi trong việc thực hiện một số hoạt động nhà nước có tính chất long trọng, hình thức và chừng mực nhất định, để phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ chế nhà nước. Vị trí thứ hai này của “nguyên thủ quốc gia” xã hội chủ nghĩa khá khác nhau, tùy thuộc vào từng nước.

Trong cơ chế nhà nước ta như đã nói ở trên, thiết chế nguyên thủ quốc gia được tổ chức khác nhau qua các bản Hiến pháp. Ở Hiến pháp năm 1946 và 1959 là Chủ tịch nước. Đến Hiến pháp năm 1980 là Hội đồng nhà nước, và hiện nay, tại Hiến pháp năm 1992 trở lại hình thức Chủ tịch nước. Vị trí, tính chất, chức năng quyền hạn và mối quan hệ của thiết chế này đối với các cơ quan khác cũng khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của tổ chức nhà nước. Trong từng hiến pháp có sự kế thừa và phát triển những nguyên tắc căn bản của tổ chức bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung và chế định nguyên thủ quốc gia nói riêng.


II. Chế định Chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam

1. Chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946:

Sau cách mạng tháng Tám, nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời là nhà nước dân chủ nhân dân. Với bản Hiến pháp 1946, bộ máy Nhà nước đã bước đầu được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền song vẫn còn mang nhiều cách tổ chức theo kiểu đại nghị, thể hiện ở Nghị viện nhân dân và chính phủ liên hiệp với sự đoàn kết rộng rãi ở các lực lượng, giai cấp, đảng phái.

Sự ra đời của chế định Chủ tịch nước trong hiến pháp 1946 có thể nói bắt đầu từ chủ trương thành lập một chính phủ nhân dân cách mạng theo tinh thần đoàn kết rộng rãi tất cả các tầng lớp nhân dân.

a) Vị trí, tính chất, trật tự hình thành:
Về vị trí, tính chất của Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946, từ những quy định về cách thức thành lập và thẩm quyền của Chủ tịch nước thì Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước đồng thời là người đứng đầu Chính phủ.

Tính chất đứng đầu Nhà nước (nguyên thủ quốc gia) của Chủ tịch nước thể hiện ở chỗ: Chủ tịch nước thay mặt cho nước, giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, bổ nhiệm thủ tướng, Nội các, ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị, thưởng huy chương và bằng cấp danh dự, đặc xá, kí hiệp ước với các nước, phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước, tuyên chiến hay đình chiến.Vị trí đứng đầu Nhà nước này cũng giống như ở các nước dân chủ, là có sự phân công phối hợp giữa Nghị viện, Ban thường vụ và Chủ tịch nước.

Tính chất đứng đầu Chính phủ thể hiện ở chỗ Chủ tịch nước Chủ toạ Hội đồng Chính phủ, cùng với Chính phủ ban hành các sắc lệnh quy định các chính sách thi hành các đạo luật và quyết định của Nghị viện.

Về trật tự hình thành, Hiến pháp năm 1946 quy định tại Điều 45: "Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chọn trong Nghị viện nhân dân và phải được hai phần ba tổng số nghị viên bỏ phiếu thuận.
Nếu bỏ phiếu lần đầu mà không đủ số phiếu ấy, thì lần thứ nhì sẽ theo đa số tương đối.
Chủ tịch nước Việt Nam được bầu trong thời hạn 5 năm và có thể được bầu lại.
Trong vòng một tháng trước khi hết nhiệm kỳ của Chủ tịch, Ban thường vụ phải triệu tập Nghị viện để bầu Chủ tịch mới."

b) Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước:

Chủ tịch nước có các Thẩm quyền sau đây:
* Thẩm quyền đối với quốc gia:
Thay mặt cho nước (Điểm a Điều 49); tổng chỉ huy quân đội và các lực lượng vũ trang (Điểm b Điều 49); tặng thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự (Điểm e Điều 49); kí hiệp ước với các nước (Điểm h Điều 49); tuyên bố đình chiến hay tuyên chiến theo quy định của Nghị viện (Điểm k Điều 49).

* Thẩm quyền đối với các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp:
- Đối với quyền lập pháp: Chủ tịch nước là thành viên của Nghị viện, có quyền ban bố các Đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị (Điểm đ Điều 49); có quyền yêu cầu Nghị viện về sự tín nhiệm Nội các; có quyền triệu tập phiên họp bất thường; và quyền phủ quyết tương đối các dự án luật (có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại các đạo luật trước khi ban bố).

- Đối với quyền hành pháp: Chủ tịch nước là thành viên Chính phủ, trực tiếp điều hành Chính phủ bằng cách chủ toạ các phiên họp Chính phủ; Chủ tịch nước kí sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ, nhân viên Nội các và nhân viên cao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ (Điểm c Điều 49), các đại sứ (Điểm i Điều 49); kí các sắc lệnh của Chính phủ; yêu cầu Nghị viện thảo luận lại vấn đề tín nhiệm Nội các

- Đối với quyền tư pháp: Chủ tịch nước có quyền đặc xá (Điểm g Điều 49) và công bố đại xá

c) Quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan Nhà nước khác
* Mối quan hệ với Nghị viện:
Chủ tịch nước có những quyền hạn lớn đối với Nghị viện như: yêu cầu Nghị viện thảo luận lại những luật mà Chủ tịch nước không đồng ý (Điều 31); Chủ tịch nước không phải chịu một trách nhiệm nào trừ khi phản bội Tổ quốc (Điều 50).
Tuy vậy Nghị viện cũng có khả năng hạn chế quyền của Chủ tịch nước, để đảm bảo cho Nghị viện là cơ quan có quyền cao nhất: Chủ tịch nước được Nghị viện chọn trong số các nghị viên và phải được hai phần ba tổng số nghị viên bỏ phiếu thuận, Chủ tịch nước có thể được bầu lại (Điều 45); Những luật mà Chủ tịch nước yêu cầu thảo luận lại nếu vẫn được Nghị viện ưng chuẩn thì bắt buộc Chủ tịch nước phải ban bố (Điều 31); Chủ tịch nước sẽ bị một tòa án đặc biệt của Nghị viện xét xử nếu phản bội Tổ quốc (Điều 51).
* Mối quan hệ với Chính phủ.
Chủ tịch nước là người đứng đầu Chính phủ.
Chủ tịch nước chọn Thủ tướng chính phủ trong Nghị viện; kí sắc lệnh bổ nhiệm Thứ trưởng và các nhân viên cao cấp khác thuộc cơ quan chính phủ (Điều 47, 48); mỗi sắc lệnh của Chính phủ phải có chữ kí của Chủ tịch nước, và phải có một hay nhiều Bộ trưởng thuộc lĩnh vực đó tiếp ký (Điều 53).

* Mối quan hệ với cơ quan tư pháp. Hiến pháp 1946 chưa quy định rõ về mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan tư pháp mà chỉ nói rằng các viên Thẩm phán đều do Chính phủ bổ nhiệm

Có thể thấy rằng, quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan Nhà nước khác được thiết lập theo hướng tăng cường quyền lực cho Chủ tịch nước, bảo đảm điều hoà và phối hợp các hoạt động lập pháp và hành pháp trong điều kiện các cơ quan này độc lập tương đối với nhau.

Như vậy, có thể thấy Chủ tịch nước theo quy định của Hiến pháp năm 1946 có vị trí tương tự như Tổng thống ở chế độ Cộng hoà Tổng thống hay Cộng hoà lưỡng tính tư sản. Đó là: Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà không những là người đứng đầu Nhà nước mà còn là người trực tiếp điều hành bộ máy hành pháp. Điểm d, Điều 49, Hiến pháp năm 1946 quy định: Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà có quyền chủ toạ Hội đồng Chính phủ. Nhưng lại khác với chính thể Cộng hoà Tổng thống ở chỗ: Chủ tịch nước không do nhân dân trực tiếp bầu ra hay gián tiếp bầu ra mà do Nghị viện bầu và phải là thành viên của Nghị viện.
Một điểm khác với Chính thể Cộng hoà Tổng thống nữa, đó là bên cạnh người đứng đầu bộ máy hành pháp còn có một bộ máy có tính Hiến định, bảo đảm việc thực thi quyền lực hành pháp ở Nội các, bao gồm Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thứ trưởng. Điều 47 Hiến pháp 1946 quy định: "Chủ tịch nước Việt Nam chọn Thủ tướng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết. Nếu được Nghị viện tín nhiệm, Thủ tưóng chọn các Bộ trưởng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết toàn thể danh sách. Thứ trưởng có thể chọn ngoài Nghị viện và do Thư tướng đề cử ra hội đồng Chính phủ duyệt, nhân viên ban thường vụ Nghị viện không được tham gia vào Chính phủ".
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà giống Tổng thống Mỹ ở chỗ được quyền phủ quyết các dự án luật đã được Nghị viện thông qua, nhưng lại khác với quyền phủ quyết của Tổng thống Mỹ ở chỗ Nghị viện chỉ cần biểu quyết lại, không cần phải biểu quyết mạnh mẽ hơn là 2/3 như ở Mỹ, thì Chủ tịch nước buộc phải công bố thành luật có hiệu lực thi hành.
Nếu như ở Chính thể Cộng hoà Tổng thống, Tổng thống phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình, có thể bị Nghị viện luận tội theo thủ tục đàn hạch, thì Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà giống như nguyên thủ quốc gia của mô hình Cộng hoà đại nghị là không phải chịu trách nhiệm nào, trừ khi phản bội Tổ quốc.
Tuy Chủ tịch nước được quy định thực hiện các quyền hạn lớn hơn cả về lập pháp lẫn hành pháp, song Hiến pháp cũng quy định những hạn chế đối với Chủ tịch nước, bảo đảm tính cơ quan có quyền lực cao nhất của Nghị viện. Đó là Nghị viện bầu ra Chủ tịch nước trong số nghị sĩ, chuẩn y các hiệp ước do Chính phủ kí với nước ngoài.
Những luật mà Chủ tịch nước yêu cầu thảo luận lại nếu vẫn được Nghị viện ưng chuẩn thì bắt buộc Chủ tịch nước phải ban bố. Khi Nghị viện không họp được, Ban thường vụ cùng với Chính phủ quyết định nên tuyên chiến hay đình chiến, Chủ tịch nước tuyên chiến hay đình chiến theo quyết định đó. Và đặc biệt, Nghị viện nhân dân không bị giải tán (như ở các nước tư bản).

Tóm lại chế định Chủ tịch nước - Nguyên thủ quốc gia được Hiến pháp năm 1946 xây dựng khá độc đáo. Nó vừa đảm bảo được quyền lực Nhà nước thống nhất vào cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước cao nhất của nhân dân, vừa đảm bảo tăng cường quyền hạn cho Chính phủ điều hành công việc quốc gia mạnh mẽ và hiệu quả phù hợp với yêu cầu kháng chiến kiến quốc lúc bấy giờ.

2. Chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1959:

Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội Khoá I, kì họp thứ 11 thông qua trong bối cảnh lịch sử Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì mới. Nhà nước đứng trước hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.

Những quy định của Hiến pháp năm 1946 về tổ chức bộ máy Nhà nước là không còn phù hợp trong thời kì mới của Cách mạng Việt Nam. Cho nên, bản Hiến pháp mới, Hiến pháp năm 1959 đã được thông qua. Đây là bản Hiến pháp thể hiện sự vận dụng mạnh mẽ nguyên tắc tập quyền XHCN trong tổ chức bộ máy Nhà nước, tất cả quyền lực tập trung vào Quốc hội
Trong bản Hiến pháp này, chế định nguyên thủ quốc gia vẫn là Chủ tịch nước, nhưng đã có những điểm thay đổi về căn bản so với chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946.

Hiến pháp năm 1959 ghi nhận chế định nguyên thủ quốc gia tại chương V, gồm 10 điều (từ Điều 61 đến Điều 70). Việc ghi nhận chế định Chủ tịch nước thành một chương riêng biệt trong Hiến pháp chứng tỏ Hiến pháp năm 1959 có sự đổi mới rõ rệt so với Hiến pháp năm 1946.

a) Vị trí, tính chất, trật tự hình thành:
Thiết chế Chủ tịch nước phái sinh từ Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thống nhất các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, cùng Quốc hội thực hiện các chức năng nguyên thủ, điều phối các cơ quan cấp cao trong Bộ máy Nhà nước.

Chủ tịch nước được xác định là người đứng đầu Nhà nước nhưng không còn là người đứng đầu Chính phủ như trong Hiến pháp năm 1946. Chủ tịch nước thay mặt Nhà nước thực hiện các chức năng thuộc về đối nội, đối ngoại (Điều 61 Hiến pháp 1959). Sự phân định chức năng nguyên thủ giữa Chủ tịch nước, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chuyển sang hướng mới. Mọi quyền hạn quan trong đều thuộc về Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch nước chủ yếu thực hiện các công việc có tính đại diện cá nhân và tham gia nhất định vào các hoạt động của Nhà nước như lập pháp, thành lập các cơ quan Nhà nước, tặng thưởng huân chương, tuyên bố chiến tranh… nhưng đều dựa trên quy định của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trật tự hình thành của Chủ tịch nước theo Hiến pháp được quy định trong Điều 62 Hiến pháp năm 1959: "Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bầu ra. Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ ba mươi lăm tuổi trở lên có quyền ứng cử Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà theo nhiệm kỳ của Quốc hội".

b) Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước

Theo quy định của Hiến pháp năm 1959, Chủ tịch nước chỉ đảm nhiệm chức năng nguyên thủ quốc gia trong lĩnh vực đối nội, đối ngoại. Quyền lực có nhiều thay đổi so với chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1946 với mục đích đề cao vai trò tập thể nên đã chuyển một số quyền hạn của Chủ tịch nước được ghi nhận tại Hiến pháp năm 1946 sang cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội, bên cạnh đó lại quy định những quyền hạn khác của Chủ tịch nước mang tính chất thủ tục.

Chức năng của Chủ tịch nước được thể hiện rõ ở những nhiệm vụ và quyền hạn sau: (được quy định từ Điều 63 đến Điều 67 Hiến pháp năm 1959).

* Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại.
_ Tiếp nhận đại diện toàn quyền ngoại giao của nước ngoài cử đến; cử, triệu hồi đại diện toàn quyền ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. (Điều 64)
_ Căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà phê chuẩn hiệp ước kí với nước ngoài. (Điều 64)
_ Thống lĩnh các lực lượng vũ trang toàn quốc; giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng. (Điều 65).
_ Căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà tuyên bố tình trạng chiến tranh; công bố lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố lệnh giới nghiêm. (Điều 63)
_ Quyết định tặng thưởng huân chương và các danh hiệu vinh dự của Nhà nước. (Điều 63)
_Công bố lệnh đại xá và lệnh đặc xá. (Điều 63)

* Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc phối hợp các thiết chế quyền lực Nhà nước trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp.

_ Về lĩnh vực lập pháp, Chủ tịch nước có quyền:

+ Trình dự án luật ra trước Quốc hội và dự án pháp lệnh ra trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Điều 15 và 28 Luật Tổ chức Quốc hội 1960)
+ Công bố pháp luật, pháp lệnh. Các đạo luật phải được công bố chậm nhất 15 ngày sau khi Quốc hội đã thông qua.

_ Về lĩnh vực hành pháp, Chủ tịch nước tham gia thành lập Chính phủ; bổ nhiệm, bãi miễn Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ; bổ nhiệm, bãi miễn Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng Quốc phòng. (Điều 63)

_ Về lĩnh vực tư pháp và giám sát, đối với các cơ quan như Tòa án Nhân dân tối cao, hay Viện Kiểm sát tối cao, thì theo quy định của Hiến pháp 1959, Chủ tịch nước hầu như không có nhiệm vụ và quyền hạn gì.

Để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hiến pháp 1959 cũng quy định Chủ tịch nước, khi xét thấy cần thiết, có quyền tham dự và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ (Điều 66) hoặc triệu tập và chủ tọa Hội nghị chính trị đặc biệt (Điều 67).

Như vậy so với chế định Chủ tịch nước năm 1946, Chủ tịch nước theo quy định của Hiến pháp năm 1959 có những điểm khác biệt như: Thay quyền chỉ huy các lực lượng vũ trang bằng quyền thống lĩnh các lực lượng vũ trang. Thay quyền ban bố luật bằng quyền công bố luật, không còn quyền yêu cầu Quốc hội thảo luận lại luật, không còn quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trong cơ quan Hành chính và chuyên môn, đồng thời Chủ tịch nước không còn quyền triệu tập, chủ toạ các phiên họp của Hội đồng Chính phủ trừ trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó Chủ tịch nước còn phải chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội. Trước đây Chủ tịch nước chủ yếu sử dụng sắc lệnh, bây giờ phải dùng luật để điều hành đất nước.

c) Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan Nhà nước khác

* Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quốc hội:
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu, (chọn trong công dân) với nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội (4 năm). Và khác với Hiến pháp năm 1946, Chủ tịch nước phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Điều đó cho thấy ở Hiến pháp năm 1959, vị trí của Chủ tịch nước gắn bó với Quốc hội hơn so với Hiến pháp năm 1946, và điều này phù hợp hơn với nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

*Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Chính phủ:
Chủ tịch nước vẫn có vai trò khá lớn đối với Hội đồng Chính phủ. Chủ tịch nước đề nghị Thủ tướng để Quốc hội quyết định, căn cứ vào quyết định của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ mà bổ nhiệm, bãi miễn Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ; khi cần thiết có quyền tham dự và chủ toạ các phiên họp của Hội đồng Chính phủ. Đây là những điểm kế thừa vị trí của Chủ tịch nước đối với Chính phủ ở Hiến pháp trước.

* Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Toà án, Viện kiểm sát:
Cũng như Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 chưa có quy định rõ ràng về mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Toà án, cũng như quan hệ giữa Chủ tịch nước với Viện kiểm sát.

Với việc quy định và ghi nhận chế định Chủ tịch nước, Hiến pháp 1959 thực sự là bản Hiến pháp được xây dựng theo mô hình Hiến pháp xã hội chủ nghĩa, thể hiện được bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân lao động, do dân và vì dân, quyền lực thuộc về nhân dân.
Về Đầu Trang Go down
 
Chế định chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phân tích Con đường đi lên CNXH ở Việt Nam
»  Những kỷ lục khó bị phá vỡ nhất trong lịch sử giải bóng rổ nhà nghề ( NBA)
» Nhật Kí Của Mẹ - Hiền Thục

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
===>Lớp sư phạm Tiếng Anh k33 - Khoa ngoại ngữ - ĐHTN<=== :: góc học tập :: Kiến thức pháp luật-
Chuyển đến